Tổng kết Kịch thơ Việt Nam

GS. Phạm Thế Ngũ viết:

Người khởi xướng ra kịch thơ Việt NamPhạm Huy Thông với "Anh Nga" và "Tiếng địch sông Ô". Song đó chỉ là những thí nghiệm nhỏ trên báo, chưa hề được đưa lên sân khấu. Chỉ từ năm 1940 trở đi, ta mới thấy những vở kịch thơ trọn vẹn, và thấy cả những tác giả chuyên về thể loại này. Người nổi tiếng nhất ở đây là Phan Khắc Khoan...Các nhà viết kịch thơ Việt Nam thường lấy đề tài trong lịch sử, đó cũng là do ảnh hưởng của thời cuộc. Họ muốn dùng những câu thơ mỹ lệ, hùng hồn để làm sống lại những nhân vật trong những trang sử xưa. Vài người như Phan Khắc Khoan, Nguyễn Huy Tưởng còn muốn đề cao tinh thần quốc gia. Nhà phê bình đương thời Lê Thanh viết: "Để làm sống lại cái tinh thần dân tộc lúc này, thiết tưởng không có phương pháp giáo hóa quần chúng nào mạnh bằng đem diễn những vở kịch chứa đựng những lời thơ hùng hồn. Kịch thơ chính là cái có thể giúp ta trong mục đích ấy".Về hình thức, các nhà viết kịch thơ thường dùng câu thơ 8 chữ. Điệu tám chữ giúp cho sự thuật tả tư tưởng được dồi dào thoải mái. Đây cũng chính là hậu thân của câu nói lối, vốn có giá trị tuyên xướng rất thích hợp với sân khấu...[2]